-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Mosaic – Nghệ Thuật Từ Những Mảnh Ghép
Ngày đăng: 10/12/2021
Mosaic, cái tên quen thuộc đối với ngành nội thất nói chung và ngoại thất nói riêng.Những tác phẩm được hoàn thiện từ họa tiết Mosaic luôn có chiều sâu và sức hút lạ kỳ. Vậy bạn đã biết đến nghệ thuật Mosaic chưa, cùng Vườn An Nam tìm hiểu nhé!
Nghệ thuât Mosaic là gì?
Mosaic là thuật ngữ nói chung chỉ những họa tiết trang trí được hoàn thiện từ việc “ghép mảnh” hoặc “khảm”. Đó là nghệ thuật trang trí, tạo ra hình ảnh từ những mảnh ghép nhỏ. Nói dễ hiểu hơn, Mosaic sẽ sử dụng những mảnh ghép để thành một thể thống nhất hoàn hảo. Các mảnh nhỏ này thường mang các vật liệu khác nhau như: thủy tinh, gạch, gương,… Những mảnh nhỏ này được lắp ghép với nhau tạo nên bức tranh hoàn thiện. Điều ấy chính là điểm nhấn riêng biệt hình thành nghệ thuật Mosaic.
Mosaic được hình thành từ rất lâu đời, thời gian tính đến 4000 năm lịch sử. Từ thiên niên kỷ thứ 3 TCN, Mosaic đã bắt đầu xuất hiện ở Mesopotamia bắt đầu sử dụng mảnh ghép từ đá màu và ngà voi. Sau đó, khoảng 1500 năm TCN, bắt đầu sử dụng gốm. Nhưng đến mãi thời đế chế Ba Tư (Thế kỷ thứ 8 TCN), Mosaic gốm mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Mosaic gốm được ứng dụng nhiều nhất vào trang trí cung điện và đền thờ. Sau đó, nghệ thuật Mosaic dần ảnh hưởng và phát triển đến nền văn minh Hy Lạp và La Mã. Từ đây, Mosaic đánh dấu bước ngoặc, phát triển cả về kỹ thuật lẫn màu sắc. Mosaic trở thành loại nghệ thuật đặc thù và phát triển mạnh mẽ cho đến tận bây giờ.
Ngày nay nghệ thuật Mosaic phát triển như thế nào?
Ngày nay, Mosaic trở thành nghệ thuật thủ công được sử dụng rât phổ biến đặc biệt là ngành nội ngoại thất. Những kiến trúc, tranh ghép sử dụng Mosaic thường được đầu tư mỉ tỉ và hoành tráng. Mosaic ngày nay có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu, từ bàn ghế, trang sức, bậc thang hoặc thậm chí là các chậu hoa. Không những thế, Mosaic còn được trưng dụng tại khu trung tâm như một nghệ thuật đường phố riêng biệt.
Các phương pháp hình thành nên Mosaic
Phương pháp trực tiếp: là phương pháp dán trực tiếp trên các bề mặt. Phương pháp này phù hợp với các bề mặt ba chiều và hạn chế chiều cao. Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn thời gian và công sức.
Phương pháp gián tiếp: phương pháp này sử dụng cho các dự án lớn và các sản phẩm cần hình dạng cụ thể. Bàn ghế nếu sử dụng nghệ thuật Mosaic sẽ áp dụng phương pháp này vì sẽ mượt mà hơn, mang hình dạng rõ ràng hơn.
Phương pháp gián tiếp đôi: đối với Mosaic, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật và kỹ năng cao. Bởi phương pháp này cho phép nghệ sõ kiểm soát thành quả cuối cùng để hoàn thiện tác phẩm.
Ứng dụng Mosaic vào bàn ghế Vườn An Nam
Các mẫu bàn mặt đá tại Vườn An Nam đa phần sử dụng nghệ thuật Mosaic trên bàn mặt đá. Dù không quá phức tạp nhưng các mẫu bàn sẽ có điểm nhấn riêng biệt, mang sứt hút khó tả cho người nhìn. Không chỉ vậy, các mẫu bàn mặt đá thường được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.
Có thể thấy, nghệ thuật Mosaic đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế nội ngoại thất. Nó thu hút ánh nhìn của chúng ta ở bất kỳ đâu, bất kỳ nơi nào và mang tính thẩm mỹ cao. Nếu đang tìm kiếm bàn ghế sử dụng các họa tiết Mosaic, Vườn An Nam sẽ là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.